Quan hệ với kinh tế học Thời_đại_Thông_tin

Sau cùng, Công nghệ thông tin và truyền thông—máy tính, máy vi tính, cáp quang, vệ tinh truyền thông, Internet và các công cụ ICT khác—đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Các loại máy vi tính đã được phát triển và nhiều doanh nghiệp và ngành công nghiệp thay đổi rất nhiều là nhờ có ICT. Nicholas Negroponte đã nắm bắt được bản chất của những thay đổi này trong cuốn sách xuất bản năm 1995 nhan đề Being Digital.[9] Cuốn sách của ông thảo luận về những điểm tương đồng và khác biệt giữa các sản phẩm được làm từ hạt nguyên tử và các sản phẩm được làm từ đơn vị thông tin bit. Về bản chất, một bản sao của một sản phẩm được làm từ bit có giá thành rẻ và nhanh hơn, và được vận chuyển trên khắp đất nước hoặc quốc tế nhanh chóng và với chi phí rất thấp.

Tác động đến việc làm và phân phối thu nhập

Thời đại thông tin đã ảnh hưởng đến lực lượng lao động theo nhiều cách. Nó đã tạo ra một tình huống mà những người lao động thực hiện các tác vụ tự động dễ dàng bị buộc phải tìm kiếm những công việc không dễ tự động.[10] Người lao động cũng đang bị buộc phải cạnh tranh trong một thị trường lao động toàn cầu. Cuối cùng, người lao động đang được thay thế bởi các máy tính có thể làm công việc của họ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều này đặt ra vấn đề cho người lao động trong các xã hội công nghiệp khiến chính phủ khó mà xử lý thỏa đáng. Tuy vậy, các giải pháp liên quan đến giảm thời gian làm việc thường vấp phải sự chống đối cao độ.

Các công việc liên quan đến tầng lớp trung lưu (công nhân dây chuyền lắp ráp, bộ vi xử lý dữ liệu, người quản lý và giám sát) đang bắt đầu biến mất, hoặc thông qua việc gia công hoặc tự động hóa. Các cá nhân thất nghiệp có thể phải chuyển hướng, tham gia vào nhóm "công nhân trí tuệ" (kỹ sư, bác sĩ, luật sư, giáo viên, nhà khoa học, giáo sư, giám đốc điều hành, nhà báo, chuyên gia tư vấn) hoặc làm những công việc có mức lương thấp và không cần nhiều kỹ năng.

Những "công nhân trí tuệ" này có thể cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới và nhận được mức lương cao. Ngược lại, các công nhân sản xuất và nhân viên dịch vụ ở các nước công nghiệp hóa không thể cạnh tranh với công nhân ở các nước đang phát triển và mất việc làm thông qua việc thuê ngoài hoặc buộc phải chấp nhận cắt giảm lương.[11] Ngoài ra, internet giúp các công nhân ở các nước đang phát triển có thể cung cấp dịch vụ trực tiếp và cạnh tranh trực tiếp với các đối tác ở các quốc gia khác.

Điều này đã để lại một số hậu quả lớn, bao gồm làm tăng cơ hội ở các nước đang phát triển và toàn cầu hóa lực lượng lao động. Người lao động ở các nước đang phát triển có lợi thế cạnh tranh chuyển thành cơ hội gia tăng và mức lương cao hơn.[12] Tác động toàn diện đến lực lượng lao động ở các nước đang phát triển khá là phức tạp và có những nhược điểm. (xem thảo luận trong phần về Toàn cầu hoá).

Trong quá khứ, số phận kinh tế của người lao động gắn liền với số phận của nền kinh tế quốc gia. Ví dụ, công nhân ở Mỹ đã từng được trả lương cao so với người lao động ở các nước khác. Với sự ra đời của thời đại thông tin và những cải tiến trong truyền thông, điều này không còn phù hợp nữa. Bởi vì người lao động buộc phải cạnh tranh trong một thị trường lao động toàn cầu, tiền lương ít phụ thuộc vào sự thành công hay thất bại của các nền kinh tế cá nhân.[11]

Tự động, năng suất và gia tăng việc làm

Thời đại thông tin đã ảnh hưởng đến lực lượng lao động trong việc tự động hoá và tin học hóa đã mang lại năng suất cao hơn cùng với việc thất nghiệp trong ngành sản xuất. Ví dụ như ở Mỹ, từ tháng 1 năm 1972 đến tháng 8 năm 2010, số lao động trong ngành sản xuất giảm từ 17.500.000 xuống còn 11.500.000 trong khi giá trị sản xuất tăng 270%.[13]

Mặc dù ban đầu có vẻ như tình trạng thất nghiệp trong khu vực công nghiệp có thể được bù đắp phần nào bởi sự tăng trưởng nhanh chóng việc làm trong ngành công nghệ thông tin, suy thoái kinh tế vào tháng 3 năm 2001 đã báo trước sự sụt giảm mạnh về số lượng việc làm trong ngành công nghệ thông tin. Mô hình suy giảm việc làm tiếp tục cho đến năm 2003.[14]

Dữ liệu đã chỉ ra rằng xét về tổng thể, công nghệ tạo ra nhiều việc làm hơn là phá hủy ngay cả trong ngắn hạn.[15]

Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp thâm dụng thông tin

Công nghiệp đang trở nên thâm dụng thông tin nhiều hơn, ít sử dụng lao động và thâm dụng vốn (xem ngành Công nghiệp Thông tin). Xu hướng này có ý nghĩa quan trọng đối với lực lượng lao động; công nhân ngày càng trở nên năng suất khi giá trị lao động của họ giảm xuống. Thế nhưng, điều này còn có ý nghĩa quan trọng đối với chủ nghĩa tư bản; Không chỉ là giá trị lao động giảm mà giá trị vốn cũng giảm theo. Trong mô hình cổ điển, đầu tư vào vốn con ngườivốn tài chính là những yếu tố dự báo quan trọng cho việc thực hiện một dự án mới.[16] Tuy nhiên, theo như lời giải thích của Mark ZuckerbergFacebook, bây giờ có vẻ như dễ làm hơn đối với một nhóm người tương đối ít kinh nghiệm với số vốn hạn chế để thành công trên quy mô lớn.[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thời_đại_Thông_tin http://infoscience.epfl.ch/record/146804/files/Inf... http://news.cnet.com/2100-1001-984051.html http://connection.ebscohost.com/c/articles/8955669... http://www.information-age.com http://www.nybooks.com/articles/2016/06/23/depths-... http://archives.obs-us.com/obs/english/books/nn/bd... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/0... http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/hrm.393... http://adsabs.harvard.edu/abs/2011Sci...332...60H http://guides.temple.edu/news/computer